Người tu theo đạo Phật
Người tu theo Phật giáo là người tìm sự giải thoát ngay liền trong cuộc sống hằng ngày, họ sống không tách lìa xã hội loài người, không phải vào non vào núi mới tu tập được, nên mới có câu: “Phật pháp không ly thế gian pháp”.
Người tu theo Phật giáo cùng sống chung nhau trong một xã hội loài người mà tâm họ không lưu ý đến sự sống của ai, họ chỉ biết sống và giữ gìn tâm bất động của họ mà thôi cho nên tâm họ luôn luôn không phóng dật, đức Phật nói: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật”.
Người tu theo Phật giáo là người làm chủ thân tâm này, ví như có người chửi mắng, nói xấu hay nói oan ức một điều gì thì tâm vẫn thản nhiên không buồn phiền, không giận hờn, oán ghét, thù hận, v.v... Cũng như khi thân bệnh tật đau nhức khổ sở mà tâm vẫn thản nhiên không lo lắng, không sợ đau nhức gì cả.
Trước mọi cảnh lúc nào tâm cũng bất động thanh thản an lạc và vô sự, không hề biết sợ hãi, lo lắng; không hề nghĩ thân bệnh đau là quan trọng, là sẽ chết mất, v.v... Điều quan trọng của người tu theo Phật giáo chỉ là Tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự, nếu để mất Tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự thì được xem là người chiến bại trong mặt trân sanh tử luân hồi, còn ngược lại giữ gìn Tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự không mất thì đó là người dũng sĩ chiến thắng giặc sanh tử, luân hồi.
Khi chúng ta sống chung với tất cả mọi người, nhưng không ai làm cho chúng ta giận hờn, buồn phiền, luôn luôn tâm biết đủ, không ham thích một vật gì trong thế gian này nữa, nhất là đứng trước những sự nguy hiểm như tai nạn, như bệnh tật nan y, những cơn đau như sắp chết chúng ta vẫn thản nhiên tâm không giao động, run sợ chút nào cả.
Đây là dạy về tâm của người tu sĩ, nếu tâm niệm của người tu sĩ còn sân giận, khi nghe người ta nói trái ý nghịch lòng, hoặc nói vu oan cho mình những điều mà mình không làm, nhưng lúc bấy giờ tâm vẫn thản nhiên không khởi niệm biện minh lý luận sai đúng cho mình mà luôn luôn tươi cười tha thứ thì đó là người sống Độc cư như con tê ngưu một sừng.
Gợi ý
-
Người tu chứng chân lí
mới dám xác nhận pháp nào sai, pháp nào đúng. Khi tu chứng mới thấy được cái sai cái đúng. Trên hành tinh này loài người chỉ có bốn chân lí, bốn chân lí ấy phải chân thật, thực tế, cụ thể rõ ràng như chân lí của Phật giáo...
-
Người tu chứng đạo bằng miệng lưỡi
là những người không xứng đáng đứng lớp dạy. Người đứng lớp chỉ để truyền đạt tư tưởng đạo đức cho học viên, nhưng về tinh thần thì học viên và giảng viên đều thể hiện nét bình đẳng trong đạo Phật rất rõ ràng.
-
Người tu chứng quả A La Hán
không khác gì mọi người, nhưng tâm họ thì khác hơn vì họ không còn ham muốn bất cứ một vật gì trên thế gian này, không phiền giận bất cứ một người nào. Tất cả ác pháp đến với họ không còn làm cho họ giao động tâm, họ...
-
Người tu chứng Tam Minh
thì tất cả đều thông suốt, nhưng tu mà phạm giới thì không bao giờ tu chứng được Tam Minh.
-
Người tu sĩ chân chánh của Phật giáo
buông xả sạch, đời sống thiểu dục tri túc tối đa,không có chùa to tháp lớn y áo nhiều, ăn ngày một bữa, chẳng ăn phi thời.
-
Người tu sĩ của đạo Phật
Chọn Đạo làm con đường giải thoát kiếp sống lầm than đau khổ của mình, thì Đạo có gian khổ cách nào cũng không chùng bước, thà chết, chết trong Đạo, chết trên bồ đoàn, chết trong sự giải thoát nhân quả, phải chết vì Đạo, vì sự chấm dứt...
-
Người tu tập Tứ Chánh Cần
suốt trong 30 phút vẫn còn một niệm khởi thì không được tăng lên 01 giờ mà phải tu 30 phút cho hết sạch niệm.
-
Người tu thập thiện
thường chế ngự lòng buông lung của mình, bỏ các nghiệp dữ, quyết thành tựu các nghiệp lành, đó là thuận theo chánh đạo. Chỉ có người trí mới ý thức sự lợi ích của thể hiện thập thiện đối với cuộc sống.Nhờ sự hành thiện, chúng ta mới thoát...
-
Muốn nhận xét một người tu chứng quả Tu Đà Hoàn
chỉ cần nhìn thấy đời sống của họ qua hành động đạo đức trong giới luật Phật đã dạy. Nếu hành động của họ phạm giới phá giới, tức là còn hành động của loài thú vật thì không thể nào là những hành động đạo đức của con người...
-
Cái khó của người tu hành theo đạo Phật
là ở chỗ Tỉnh Giác Chánh Niệm buông xả sạch dục và ác pháp, không phải chỗ nhập Bốn Thánh Định, thực hiện Tam Minh chứng quả A La Hán. Khi Tỉnh Giác Chánh Niệm buông xả sạch dục và ác pháp là trạng thái tâm thanh thản, an lạc...
-
Đứng lớp dạy người tu tập
là phải theo thứ lớp mà dạy đạo. Thứ nhất là phải dạy giới luật (ăn, ngủ, độc cư, nhẫn thục, tùy thuận, bằng lòng). Thứ hai là phải dạy tỉnh giác (đi kinh hành). * Thứ ba là phải dạy xả tâm (Định Vô Lậu, tri kiến giải thoát).Ba...
-
Khi muốn làm thầy dạy người tu
thì phải tu chứng đạo có nghĩa là làm chủ được bốn sự khổ đau của kiếp người sinh, già, bệnh, chết. Trong kinh sách Phật dạy mọi người phải cân nhắc khi muốn làm thầy dạy người tu. Người tu chứng đạo sẽ dạy như thế nào thì tu...